KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO

kỹ thuật nuôi gà đông tảo

Gà Đông Tảo hiện nay được xem là một giống gà mang lại lợi ích kinh tế cao. Do đó nhiều gia đình lựa chọn nó để chăn nuôi. Không những vậy giống gà này còn rất dễ chăm sóc. Chỉ cần bạn nắm vững được các kỹ thuật nuôi  gà Đông Tảo cơ bản là có thể chăm sóc chúng dễ dàng và đem lại lợi nhuận cao rồi đấy! Cùng XOMGA79 điểm qua một số lưu ý khi nuôi gà Đông Tảo nhé.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà

  • Để làm chuồng nuôi được giống kê quý hiếm này đạt chất lượng cao, bà con có thể nuôi theo cách thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng bà con tốt nhất nên nuôi thả vườn vì giống gà chân to này là loại gà rất hoạt bát. Chúng sẽ lớn nhất hơn khi thả vườn; hơn nữa nuôi thả vườn thì sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to hơn.
  • Khi làm chuồng bà con lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.
  • Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uốn đều nhau; đảm bảo cả đàn gà đều phát triển đồng đều.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẻ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun – xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẻ để tránh bệnh dịch

Cách làm chuồng cho gà con mới nở

  • Làm lồng úm cho gà mới nở chú ý giữ kín gió và không để gà bị lạnh.
  • Lồng úm gà có kích thước cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Cần bao quanh kín lồng úm và đặt đèn chiếu sáng hợp lí giúp chuồng gà luôn ấm, tránh gà bị nhiễm bệnh. Lồng úm cần phải tránh được gió lùa vào để gà không nhiễm lạnh. Gà mới nở cơ thể còn yếu và lông tơ ít, nên khả năng nhiễm bệnh và chết dần cao hơn với các giống gà khác. Nên cần chú ý trong khâu làm lồng úm.
  •  Trước khi cho gà mới nở vào lồng úm, lồng úm phải được xát khuẩn bằng thuốc xát khẩn và vệ sinh chuồng sạch sẽ hơn.

Cách làm chuồng cho gà đang phát triễn

  • Nơi làm chuồng nuôi gà đông tảo phải cao ráo, thoáng mát, tránh mưa gió tạt vào quá nhiều và tránh chim chuột vào ban đêm.
  • Xây nền chuồng cao hơn nền mặt đất giúp tránh mưa ngập và khí lạnh từ đất, đồng thời phủ lớp trấu lên nền chuồng cho gà ngủ được ủ ấm.
  • Xây vách chuồng nên xây cao lên khoảng 0,5m, dùng gạch xây cho chắc chắn. Để ngăn gà không bay qua lại giữa các ô chuồng nên dựng vải nilon trên trần ô chuồng. Dựng lưới nilong lên cao khoảng 3m trở lên là tốt nhất.
  • Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm, mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.
  • Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chạy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.

Chọn mua giống gà Đông Tảo

Khâu chọn giống gà là một khâu quan trọng trong cách nuôi gà đông tảo con, để chọn gà Đông Tảo giống bà con nên lựa chọn gà giống ở những địa chỉ có uy tín, những trại giống lớn… Khi chọn mua, bà con hãy lựa những con đều nhau, nhanh nhẹn, khỏe mạnh chân bóng, hồng hào, tinh ranh, đặc biệt bộ lông mượt mà và màu đẹp.

Lưu ý quan trọng khi đưa con giống về nhà do sức khỏe khá yếu nên bà con cần cho gà con uống nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm giúp làm sạch ruột. Sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo theo giai đoạn

Giai đoạn 1: mới nở tới 1 tháng tuổi

– Giai đoạn này bạn cần ủ gà cả ngày lẫn đêm. Lồng cần được làm kín không cho gió lọt vào.

– Thức ăn phải bổ sung thêm các loại vitamin để gà khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

– Máng đựng thức ăn và nước uống cần đảm bao vệ sinh sạch sẽ. Máng nước dài tầm 10cm cho 1 máng và đặt xen kẽ với máng ăn. Nếu máng nước uống bẩn thì bạn phải đổ nước cũ rửa sạch máng và thay máng mới vào. Với gà mới nở thì uống nhiều nước hơn nên bạn cần chú ý lượng nước trong chuồng.

– Bạn không nên dùng thức ăn hư hay đã cũ, nấm mốc cho gà ăn. Phải thay bằng thức ăn mới.

– Bạn cần vệ sinh lồng úm sạch sẽ và giữ nhiệt độ chiếu sáng cho phù hợp để gà con ăn uống được nhiều. – Bạn cần chú ý quan sát hoạt đọng của gà để có thể điều chỉnh nhiệt độ chiếu sáng cũng như phân bố lượng thức ăn sao cho hợp lý là được. Nếu thấy gà có dấu hiệu ốm ,yếu hay chậm hát triển thì cần được chăm sóc kỹ hơn.

Giai đoạn 2: 1 đến 2 tháng tuổi

– Trong giai đoạn này thì gà nên được ủ điện từ chiều tối cho đến sáng. Vào ban ngày thì không cần. Nhưng nếu vào ngày mưa hay mùa đông thì bạn cần ủ điện cả ban ngày nữa nhé!

–Ở tuổi này gà đã bắt đầu mọc lông tơ nhanh và phát triển tốt. Thịt cũng đã săn và đỏ. Thời điểm này chúng rất hay đánh nhau.

– Đối với gà 1 tháng tuổi nếu nuôi đúng kỹ thuật thì trọng lương từ 300 đến 350g 1 con.

– Gà ở tuổi này ăn rất nhiều và rất hay đấu đá nhau. Lông tơ sẽ rụng hết và lông vũ bắt đầu mọc lên. Bắp thịt cũng chắc và đỏ dần lên.

– Giai đoạn này bạn cần vổ sung thêm vitamin và khoáng chất thông qua thuốc bổ để gà tăng thêm sức đề kháng. Càng vào mùa đông thì càng cần chú ý hành vi của gà để phát hiện dấu hiệu ốm kịp thời.

Giai đoạn 3: 2 đến 3 tháng tuổi

– Giai đoạn này bạn không cần ủ điện cho gà nữa. Nhưng nếu mùa đông thì bạn cũng cần ủ điện khi trời lạnh để cho gà ấm. Tiếp tục bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn cho gà để chúng khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.

– Nếu nuôi đúng kỹ thuật thì giai đoạn này gà phải có cân nặng từ 500 đến 600g 1 con. Ở tuổi này chúng đã bát đầu phát triển nhanh nên bạn cần chia lại chuồng nhốt để chúng có không gian hoạt động nhiều hơn và đỡ cắn nhau.

– Lông tơ đã rụng hoàn toàn và bắt đầu mọc lông vũ.

– Bạn nên thả gà ra vườn sau 1 thời gian dài bị nhốt. Bạn cần thả từ từ để gà có thể thích nghi với môi trường. Khi đã quen thì chúng sẽ có được không gian phát triển tối đa. Chú ý đến chiều tối thì lùa gà vào chuồng để tránh gió lạnh.

– Cần xịt khuẩn 2, 3 ngày 1 lần và thật kỹ lưỡng, chu đáo.

gà đông tảo
gà đông tảo

Giai đoạn 4: Gà trưởng thành ( 3 tháng tuổi trở lên)

– Gà ở tuổi này phát triển rất nhanh. Cân nặng cung tăng nhanh. Ở tuổi này gà ăn rất khỏe và thịt chắc. Các cơ bắp đã có đầy đủ. Chúng bắt đầu trổ mã và tập gáy. – Lúc này bạn sẽ thây gà có mào sụn đỏ au rất đẹp.

– Chân gà mập và phát triển. Trên chân đã bắt đầu có vảy cứng cáp màu đỏ.

– Tăng lượng thức ăn và lượng dinh dưỡng cho gà.

– Diện tích vườn cần lớn để gà có thể phát triển tốt đa. Ngoài ra còn giúp chúng khỏe mạnh hơn nữa. Thời gian thả vườn bạn kéo dài ra cho đến khi gà được 1 tuổi rưỡi là đạt chất lượng giống tốt nhất.

– Khẩu phần ăn của gà nên bổ sung thêm các loại như tấm, cám, lúa để gà có thêm dinh dưỡng. Ngoài ra bạn có thể trộn với rau thái nhỏ cho gà ăn để gà phát triển tốt hơn.

Để phòng bệnh cho gà, bạn nên tìm hiểu một số bệnh dưới đây:

Bệnh đậu gà

Bệnh Marek ở gà

Bệnh mạt gà

Gà ủ rủ bỏ ăn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TẮT QUẢNG CÁO [X]
- Load Facebook SDK for JavaScript
Đăng Ký Vegas79
0878359240
Facebook